Monday, October 24, 2011

Ở XỨ C CÒNG 1







VI ĐỨC HỐI

CHUYỆN Ở XỨ C CÒNG
2010







Chuyện kể rằng:
Một hôm có hai quan sai cấp châu1 thuộc vùng lãnh thổ do triều đại C còng trị vì, một người có tên Sát Nhân, người kia có tên Sát Dân. Hai quan sai này vừa được giao trách nhiệm trông coi việc dân chúng tham gia giao thông trong phạm vi địa bàn của châu. Hôm nay cả đội của Sát Nhân và Sát Dân không đi làm vì cấp trên triệu đội trưởng và phó đội trưởng đi học tập, quán triệt nghị quyết mới của triều đình. Nhàn rỗi, ngồi trong phòng làm việc tại đại bản doanh của đội, quan Sát Dân trêu chọc quan Sát Nhân:

– Này cái bụng quan anh ngày càng trương ra rồi đấy, ăn ít thôi, dân nó
chửi nhục lắm!
– Thì quan chú em cũng khác gì anh! Được mỗi cái bụng không ưỡn ra như anh thôi, mặt bóng nhẫy ra rồi còn gì! Nói thật nhé, tớ đếch sợ bọn dân, bọn chúng sinhấy sợ gì nó, nó làm gì được mình! Mà đáng sợ nhất, ngán nhất lại chính là cái bọn trong nội bộ của ta, mấy thằng cha trong
đơn vị mình nó cứ ghen ăn, tức ởt hếnào ấy, khó chịu lắm.
–Người đời nói rồi: “Trâu buộc ghét trâu ăn!”, quan anh biết rồi còn gì, nó thấy bọn mình ra đường kiếm ăn được, thằng nào cũng ghen tị, đúng là bọn tiểu nhân.
– Quan chú nói anh nghe xem!

–Tất cả đều xuất phát từ cái việc triều đình ra chiếu chỉbắt buộc đi xe phải đội mũ, nón mà ra đấy. Quan anh nghĩ xem, ban đầu triều đình quy định một số tuyến đường bắt buộc phải đội mũ, nón. Với quy định này, chỉ cần lực lượng của tỉnh đã đảm nhiệm được việc dân chúng tham gia giao thông bằng phương tiện mô-tô, xe gắn máy và ô-tô các loại rồi, nhưng đến khi triều đình quy định tất cả các tuyên đường giao thông


4
VI ĐỨC HỒI
đều phải đội mũ, nón thì các quan tỉnh không thểquản lý xuể nên buộc
phải phân cấp cho chúng ta.
– Đúng vậy, nhờ có việc phân cấp nên anh em ta mới có suất ăn theo.

Nhưng mà nói đi lại nói lại, tôi thấy việc bắt buộc đội mũ, nón khi đi xe tham gia giao thông vẫn còn nhiều bất cập lắm quan chúạ. Dân tình vẫn than phiền nhiều lắm. Này nhé, tỉ dụ như các tuyến đường nội thị, theo tôi chỉ cần quy định tốc độ khoảng 20 – 30km/h là được rồi, mình có thể phạt những ai đi quá tốc độ quy định, có sao đâu! Thực tế trong đô thị người đông đúc, không ai đi tốc độ cao như các tuyến ngoài đô thị, trừ một vài thanh niên mới lớn thích phóng nhanh, vượt ẩu, đối tượng này không nhiều, ta kiểm soát được. Đằng này quy định quá rập khuôn, máy móc, như tôi từ nhà ra chợ có vài chục mét, vậy mà muốn đi xe buộc phải mũ, nón lích kích quá, bất tiện nữa là khác.


–C hưa hết đâu quan anh! Việc này mới là bất cập này. Triều đình quy
định các cháu dưới 14, 15 tuổi trởxuống ngồi trên xe cùng người lớn
không cần đội mũ, nón bảo hiểm, quan anh thấy thế nào? Tính mạng nó
không cần bảo vệ hay sao?
–V iệc này quan chú cũng phải hiểu cho những nhà làm luật, họ có cái
khó của nó. Nếu quy định cho tất cả mọi người, không phân biệt người
lớn trẻ con thì bọn trẻ mới sinh, bọn trẻ vài tháng tuổi thì nó đội mũ,
nón sao được? Cái gì cũng mang tính tương đốicủa nó thôi.
–T hế thì phải quy định trừnhững đứa trẻchưa biết ngồi, khi đi trên xe,

người lớn phảiẵm nó thì không cần mũ, nón bảo hiểm. Còn lại tất cả những người đã ngồi được trên xe đều phải có mũ, nón bảo hiểm thì mới đúng chứ!
– Quan chú phải hiểu rằng đây là quy định xửp hạt, mà đối tượng xử
phạt là phải người có tiền, trẻ con làm gì có tiền mà phạt nó được? Quy
định này mục tiêu chủyếu là phạt lấy tiền, các mục tiêu khác như là bảo
vệ tính mạng con người vân vân… là thứ yếu, chú hiểu chưa?
– Quan anh nói thế thì em chịu! Quả là quan anh có đầu óc tinh tường
hơn em.


CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG
5

– Thôi đấy là việc của triều đình, việc của trên. Anh em ta phải nói là số

hên nên mới được hưởng bổng lộc của triều đình ban phát do sự phân cấp này. Ta phải biếtơn triều đình và một lòng, một dạ trung thành với triều đình phải không quan chú em?
– Ơn quá đi chứ, nhờt hế mà anh em mình mới có được bộdạng như
hôm nay phải không quan anh?
Quan anh gật gù, vẻ toại nguyện:
– Đúng thế, đúng thế!
Như sực nhớ ra điều gì, quan anh nói tiếp:
– Này nhưng mà không phải riêng anh em ta ởcấp châu được hưởng

lộc mà còn cả cấp xã phường, thậm chí cấp thôn, cấp khu dân cư, tổ dân phố cũng được hưởng ân huệ của triều đình do sự phân cấp này đấy. Quan chú thấy không, ngay như đội chúng ta đây khi ta đã đón lõng vơ vétở các tuyến đường chính trong châu ta suốt trong thời gian qua, bọn
chúng sinh nó đã khôn lên, bây giờ thu nhập mỗi ngày giảm trông thấy.

Ta lại phải tập trung vào các xã, thôn bản vùng sâu, vùng xa, ở đó dân chúng ngơ ngơ, ngác ngác, lập tức thu nhập của ta lại được cải thiện. Tuy nhiên ta lại phải dùng lực lượng của xã, của thôn bản, những an ninh viên hiện nay cũng được tham gia bắt bớ, ta chẳng cần ra tay, để bọn chúng làm, chia cho nó phần ítỏi. Mắt sáng rực chú thấy không? Quả là sướng hết chỗ nói.
– Đúng vậy, em nghe nói qua đợt phân cấp này nhiều xã thu bạc trăm, ở
thành phố cấp phường thu bạc tỉ là chuyên thường quan anhạ.

Sau giây lát tư duy, quan anh nói tiếp:
–Phải nói là triều đình ưu ái lực lượng ta. Lương của anh em ta so với
bọn hành chính thì chỉ là tép riu, thế mà còn nhiều chính sách ưu đãi
như lên lương, lên quân hàm, đặc biệt là có cơ chế để chúng ta có đất
làm ăn, vơ vét bọn chúng sinh. Mặc dù chúng ta bị xã hội lên án rất
nhiều song chúng nó chẳng làm gì được. Ăn khôn nói dại, trừ triều đình
C còng này sụp đổ thì ta mới hết đường vơ vét.


6
VI ĐỨC HỒI
– Quan anh cứ nói đùa chứsụp là sụp làm sao! Những người nhưa nh
em mình đang hưởng công bộc của triều đình, triều đình coi ta là công

cụ số một, ta có trách nhiệm bảo vệ triều đình. Đó là sự sống còn của ta. Còn triều đại C còng này thì còn ta. Ta cứ việc trung thành tuyệt đối với triều đình là yên tâm đi, tiền tài ta có, quyền chức ta có. Không những chỉ đời ta mà cả đời con cháu mai sau, em nói vậy quan anh thấy đúng không?
– Cái tật mãn tính của chú là chỉ có nói đúng!
Cả quan anh lẫn quan em cười phá lên một cách mãn nguyện.
– Mà này quan anh ơi, còn chuyện này nữa!
–Chu yện gì quan chú nói anh nghe!
–C hu yện này nghe tức đến chết đi được! Em nghĩ chuyện này do bọn

xấu, bọn phản động, bọn thù địch nó tung tin đồn nhảm nhằm hạ uy tín của lực lượng ta, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân ta đối với triều đình vô cùng sáng suốt, và thiên tài của chúng ta quan anhạ. Nó dám cả gan đặt vấn đề là từ ngày triều đình bắt buộc đội mũ, nón cho
đến nay, sốngười tử vong, bịt hương tật do lực lượng trấn giữcủa ta
truy đuổi gây nên trên toàn vẹn lãnh thổ này xem không có giảm đi so
với số vụ tai nạn giao thông trước đây! Anh xem có cay cú không?
– Chú hay có cai bệnh hơi tí nghi cho các thếlực thù địch! Tôi, tôi nghĩ
chính trong nội bộ của ta đố kỵ, ghen ăn, tứcở chứ chả phải ở đâu xa lạ.
– ...Vâng, quan anh nói có lý. Từ nay em phải đề cao cảnh giác với
chính những thằng đồng đội của ta mới được!
...
–Cả ngày hôm nay nghỉ, không thu được đồng nào, em thấy sốt ruột
quá, quan anh!
–Nghỉ là nghỉt hế nào! Tôi đã nói với quan đội trưởng rồi, đợi tý nữa
hết giờ cho bọn cơ quan về hết đã rồi ta đi kiếm chác ăn tối. Quan chú
cứ chuẩn bị tinh thần đi.


CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG
7

– Vâng, làm việc dưới quyền quan anh em thích lắm, vì ý anh là ý em,
không chệch một tý nào.
Hết giờ làm việc buổi chiều, mọi người đi về , chỉ còn vài người phải
trực hoặc nhà xaở lai cơ quan, hai quan Sát Nhân và Sát Dân đi xe của
đội phóng về trung tâm thịt rấn châu để hành nghề. Xe qua lại tấp nập
mà không có ai đầu trần, thỉnh thoảng có vài cậu thanh niên con nhà cán

bộ châu phóng nhanh, vượtẩu trông ngứa mắt nhưng chẳng làm gìđược nó nên cứ phải nhắm mắt cho qua. Bỗng từ xa có đôi “uyên ương” mặt búng ra sữa lai nhau đầu trần, cười rúc rích “liều mình như chẳng có”.

Quan chú Sát Dân tuân chỉ lệnh của quan anh Sát Nhân tay cầm dùi cui, huýt còi ra hiệu cho xe dừng. Đôi trai gái mặt khôi ngô tuấn tú, ngơ ngác rồi kịp nhận ra mình đã phạm lỗi giao thông nên từ từ dừng xe theo sự chỉ dẫn cua quan Sát Dân.
– Cho kiểm tra giấytờ! Quan Sát Dân nói.
Người thanh niên mở cốp trình giấy tờ cho quan Sát Dân.
Nhìn lướt qua rồi quan Sát Dân đưa cho quan Sát Nhân kiểm tra

Xem xong, quan Sát Nhân hỏi:
–Tụi bay ở đâu đến?
–Dạt hưa, em ởhu yện liền kề đây ạ. Em lên thăm bạn gái làm ở đây,
bọn em ra mua thức ăn tối vội đi em quên không đội mũ. Xin các quan
bỏ qua cho em, chỗ ở bạn gái em ngay đây thôi ạ.
–Tụi bay nhiều lỗi lắm! Thôi, nộp phạt 300 000đ tiền tồi tệ2. Đó là
nhân nhượng lắm rồi đó!
– Cho bọn em xin nộp 100 ngàn, còn lại em xin các quan... Người con
gái nói với giọng năn nỉ, van xin.
– Trăm ngàn hả? Xin lỗi nhé! Không bõ công tao dừng xe, hiểu chưa?
Quan Sát Dân quát.
2 Tiền đồng VN


8
VI ĐỨC HỒI

Tức khí, vốn là người cầm vô lăng lướt trên đường suốt mấy năm nay
nên đã quá quen cái cảnh chạm trán với các quan nằm vùng trên quốc
lộ, tỉnh lộ, xã lộ cho đến thôn lộ rồi, nên anh ta quả quyết:
– Thôi các ông làm việc đi, tôi nộp phạt.
Quan nọ nhìn quan kia rồi cả hai quan nhìn chằm chằm vào đôi uyên

ương chờ động thái chấp hành hình phạt nhỏnhẹ, đơn giản này. Người thanh niên cũng chờ động thái làm việc của hai quan. Không thấy động tĩnh gì, người trai thanh niên giục:
– Các ông làm việc đi, nhanh tôi còn đi đây.
– Làm việc gì? Một quan quát lại.
– Ông đang làm việc với tôi đây mà ông lại hỏi tôi thế à? Lập biên bản,
ghi biên lai thu tiền đi còn gì nữa!

Bất giác hai quan nhìn nhau, lúng ta lúng túng như gà mắc tóc. Thôi chết rồi lấy đâu ra biên lai với biên bản bây giờ, đã đi đánh lẻ, ăn vụng thì lấy đâu ra của chính với đáng! Thật là xui xẻo! Ngày hôm nay gặp phải thằng ranh con ngang bướng, cứng đầu, cứng cổ, bây giờ xử trí ra
sao đây!
– Câc ông định ăn không hở? Định không lập biên bản, định không ghi
biên lai chứ gì?
Mặt hai quan tím bầm do quá tức giận vì bị hớ hênh, bẽ bàng trước đám

đông người xung quanh tụtập tò mò.
– Thích biên bản hả? Lên đồn, theo tao lên đồn ngay!
– Lên đồnhở? Lên thì lên! Người thanh niên đáp.
Nói rồi một quan nổ xe của đôi nam nữ, bảo người thanh niên ngồi sau
phóng đi trước, một quan nổ xe của mình theo sau, phóng lên đại bản
doanh của các quan trong lúc trời xế chiều, hoàng hôn chuẩn bị buông.
Người thanh nữ lững thững theo sau lên đồn.


CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG
9

Trên đường đi lên đồn đại bản doanh, người thanh niên ngồi sau
xe móc điện thoại trong túi ra gọi cho bạn gái:
– Em cức hờa nh ở ngoài cổng đồn, xong việc anh ra ngay! Yên
tâm đi, không có vấn đề gì đâu!
Theo lời dặn của bạn, người thanh nữ ngồi ngoài cổng chờ.
Xe đỗxuỵch nơi quy định của đồn, mọi người vào phòng làm việc theo

chỉ dẫn của quan anh Sát Nhân. Phòng kê hai bàn làm việc, mỗi bàn có hai ghế ngồi, hẳn là một ghế dành cho đương sự, một ghế dành cho các quan khi làm việc. Giữa phòng kê bộ ghế sa-lon gỗ khá hoành tráng. Quan Sát Nhân chỉ chỗ ngồi cho người thanh niên. Anh ngồi xuống rồi quan sát kỹ phòng. Trên phòng treo la liệt những là trích nghị quyết của triều đình, giấy khen, bằng khen của tập thể đội; đặc biệt những điều lãnh tụ của triều đại căn dặn ngành, cho đến những khẩu hiệu với dòng chữ sơn son, thiếp vàng: “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ...”. Quan em Sát Dân lấy trong tủ ra mấy tờ giấy trắng rồi ngồi đối diện với người thanh niên ghi biên bản. Quan Sát Nhân đi đi lại lại trong phòng.
–Căn cước tùy thân đâu? Quan Sát Dân hỏi
– Đây!
Người thanh niên vừa trả lời cộc lốc, tay vừa móc túi đưa cho quan SátDân.

Sau khi tra hỏi tên, tuổi, sinh trú quán, và toàn bộ nhân thân của người thanh niên, quan Sát Dân thông báo mức nộp phạt là: 700 ngànđồng tiền tồi tệ và yêu cầu người thanh niên nộp phạt ngay. Người thanh niên
đứng phắt dậy phản đối:
– Tôi phản đối cách làm việc của các ông. Thứnhất, các ông lập biên
bản giấy trắng, không có dấu má gì. Thứ hai, mức phạt vô lý. Tôi yêu
cầu phải lập biên bản theo mẫu quy định, phải có đóng dấu, bản thân tôi


10
VI ĐỨC HỒI

phải được giữ một bản, phải có biên lai thu tiền ghi rõ từng lỗi vi phạm. Nếu không tôi không làm việc với các ông. Các ông muốn làm gì thì làm!
Hai quan nhìn nhau trong giây lát rồi quan Sát Nhân lên tiếng:
–Lập biên bản giữ xe nó lại, đợi ba tháng sau giải quyết!
–Giữ thì giữ! Các ông lập biên bản đi!
Sắc mặt của hai quan bắt đầu đổi màu từ đỏ gay gắt chuyển sang tím
bầm như hai mào gà vừa chọi nhau:
– Mày là thằng nào mà đến đây vẫn còn ngang bướng hả? Quan Sát
Nhân quát.
– Tôi là thằng Dân, tôi đang làm việc với các quan của triều đình. Tôi

yêu cầu các ông làm việc theo phép nước! Tôi vi phạm, tôi chịu phạt, nhưng tôi chỉ nộp phạt theo quy định, tiền tôi phải được nộp cho ngân khố triều đình, tôi không cống nạp cho các ông dù chỉ là một xu. Các ông hiểu chưa?
– Ở đây triều đình là tao! Luật lệ là tao! Mày hiểu chưa, thằng chó?
Quan Sát Nhân điên tiết quát.
– Ông nhìn lên tường xem lãnh tụcủa triều đại này căn dặn các ông thế
nào?
–T hằng chó này, tao phải móc cái họng mày ra, cắt cái lưỡi mày đi để
mày xuống dưới âm phủ, mày lên triều đình, rồi vào lăng tẩm để tâu.
Xem mày tâu đến đâu, đến ai. Còn ở đây chỉ có tao! Mày hiểu chưa?
Nói rồi quan Sát Nhân lao vào bóp cổ người thanh niên. Người thanh
niên chống cự lại, gạt tay ra. Hai người xô đẩy nhau. Quan Sát Nhân bị
đẩy lùi xô vào bộghế sa lon trong phòng. Thấyvậy, quan Sát Dân xông
vào đẩy người thanh niên lại.

CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG
11

– Quan đánh dân! Quan đánh dân! Người thanh niên kêu to, trên đồn
không có ai ở đó. Tiếng kêu của người thanh niên chỉ vọng lại trong
không gian của căn phòng làm việc.

Quan Sát Nhân càng tức khí, tiếp tục xông vào bóp cổ người thanh niên. Người thanh niên lại đẩy trở lại. So sánh tương quan sức khỏe thì người thanh niên hơn hẳn quan Sát Nhân. Điên quá nhưng không dám giở miếng võ đã được đào tạo trong trường của triều đình C còng vì sợ để lại vết tích trên người nên cố dùng biện pháp nghiệp vụ để tấn công.
Quan Sát Dân thấy thế máu sôi lên đầu, liền vớ lấy thanh gỗ có đóng
đinh để dùng vào việc mở bia của phòng, (vì ở cái phòng làm việc này
tệ lắm, cứ sắm cái mở bia về được vài ngày là mất, phòng thì liên tục có
bia uống, phần vì phải khao anh em bạn bè trong cơ quan vì là đội kiếm
chác được; phần thì những người đến xin xỏg iảm lỗi vi phạm giao

thông, xin cho xe ra trước thời hạn giữ vân vân và vân vân…) xông tới thúc ngay vào gáy của người thanh niên, người thanh niên khựng lại. Thừa cơ lúcấy, quan Sát Nhân một tay bóp chặt cổ họng, một tay bóp cổ phía sau, tạo hai gọng kìm thắt chặt lấy cổ người thanh niên, dùng
đầu gối thúc hự, hự, hự vào bụng người thanh niên. Tự nhiên người
thanh niên rũ rượisập xuống.
– Thôi chết rồi! Thằng này nó làm sao ấy quan anh ạ! Quan Sát Dân kêu
lên.
– Nó giảvờ đấy! Quan Sát Nhân nói.

Quan Sát Dân cố nhấc người thanh niên lên lôi xềnh xệch về phía bàn làm việc mà ban nẫy người thanh niên ngồi. Người thanh niên rũ rượi, mềm nhũn không có phản gì. Quan Sát Dân buông tay để mặc cho người thanh niên nằm bất tỉnh trên nền nhà.
– Nó chết thật rồi quan anh ạ!
–T hằng này chịu đòn kém nhỉ! Đời tớ đã đánh hàng chục thằng còn
nặng đòn hơn nhiều mà nó có làm sao đâu! Này, chắc cú đòn thúc bằng
cây của quan chú đánh sau gáy làm nó chết đấy!

12

VI ĐỨC HỒI

– Có mà mấy quả thúc đầu gốicủa quan anh làm nó vỡbọng đái rồi, nó
vãi đái ra quầnrồi đây này!
– Nói láo! Ai thúc vào bọng đái nó! Mày dùng thanh gỗ này thúc vào
gáy nó! Đây tang chứng, vật chứng đây!
Vừa nói, quan Sát Nhân cầm ngay mẩu gỗ gài vào túi quần sau để làm
chứng. Thấy vậy quan Sát Dân rợn tóc gáy, nghĩ trong bụng: Thằng cha
này nó đổtội lên đầu mình đây! Được rồi! Mày đợi đấy!

– Ái chà! Ông định trốn tội hả? Định trút tội lên đầu tôi chứ gì? Không xong đâu! Tôi nói ông nghe: Ông là thằng tổchức đi làm, là người kêu nó lên đồn, là người hành hung nó, là người thúc vào bụng nó, làm nó lăn ra đây mà định chối hả? Được lắm! Được lắm! Tôi sẽ không đểô ng yên đâu! Từ lâu tôi đã hiểu cái bụng bẩn thỉu, xấu xa của ông! Đi làm

với ông lúc nào ông cũng chia tôi phần thiệt. Mà cả cái đội chết tiệt này nữa, các ông coi tôi là con nít, không hiểu biết gì, lúc nào cũng vượt mặt tôi, lúc nào tôi cũng là thằng thua thiệt. Tôi là thằng ít tuổi nhất trong
đội nhưng tôi không là thằng con nít, không biết mô tê gì để các ông
làm thế nào thì làm đâu nhé! Được, đã thế thì lần này tôi sẽ cho các ông
biết thế nào là lễ độ!
–Mày bỏ ngay cái tính ghen ăn, ghét ởcủa mày đi ngay! Mày thua

thiệt cái gì? Vừa ra trường, mới tò te đã được đưa vào đội “săn bắt” này rồi. Tao hỏi mày ở cái đơn vị này có thằng nào được hên như mày không? Mày ít tuổi, còn sống lâu, thời gian vơ vét còn dài dằng dặc, gấp vài lần bọn tao. Thua thiệt với các quan anh một tý mà đã lồng lộn lên, thật là một thằng tham lam bẩn lòng, bẩn dạ. Còn tao đây, tao không
thèm ăn chặn mày một xu nào, mày hiểu chưa? Đấy như cái hôm vừa
rồi tao với mày đi ăn mảnh, được bao nhiêu công khai chia ba, mày một,
tao hai, mày tưởng tao được ăn hết hả? Tao còn phải cống nạp nào là
đội trưởng, nào là đội phó, nào là sếp trưởng đơn vị, các sếp phó cũng

không thể bỏ qua. Mày tưởng tự nhiên mày đi ra đứng đường được dễ sao? Ai cho mày ra? Mày ngu lắm thằng khốn nạnạ. Tao nói cho mày biết, đợt này tao sẽ làm cho mày tù rũ xương, con ạ. Mày định trút tội cho taoư? Chứng cứ đâu? Có dấu vết gì để lại? Còn mày, chứng cứ rành rành! Đây vết rách bầm mày đánh nó đây, mày xem. Còn cái bụng

CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG

13

này tao thúc đầu gối vào đấy nhưng mày có thấy dấu vết gì đểlại
không? Những đòn hiểm nghiệp vụ của tao có mà trời cũng không bới
ra conạ, hãy nhận tội đi còn được nhẹ. Hiểu chưa?
Quan sát Dân thấy đuối lý, mặt cắt không ra máu, giọng như sụt điện:
–Vậy ông định trút tội cho tôi hết hở? Còn lâu tôi mới để ông yên!
– Ai đã trút tội cho mày! Quan Sát Nhân nói
– Ông nói sao?
– Tao nói lại, không ai trút tội cho mày cả, cả tao lẫn mày không ai có
tội. Hiểu chưa?

– Tôi không hiểu ông nói gì!
– Đơn giản là tao với mày không giết nó. Hiểu chưa?
–Vậy là nó khắc chết à?
– Đúng thế! Nó khắc chết, tự nhiên nó lăn đùng ra chết, có thết hô i.
Quan Sát Dân vội quỳ sụp xuống trước mặt quan Sát Nhân:
– Em lạy quan anh! Em lạy quan anh! Em còn non người trẻdạ, không

biết gì nên đã trót mồm xúc phạm quan anh, mong quan anh tha tội. Từ nay suốt đời em không dám thế nữa, suốt đời em độiơn quan anh, mong quan anh tài cao, trí rộng, sáng suốt để dẹp yên vụ này rồi anh em mình lại cùng nhau sát cánh vơ vét bàn dân thiên hạ.
– Đứng lên, đứng ngay lên! Bây giờt hế này: Quan chú làm chứng cho
anh, anh làm chứng cho quan chú là ta không có đánh nó chết, hiểu
chưa? Dứt khoát phải như vậy, đi đến đâu cũng phải như vậy!
– Vâng em hiểu, phải nhưvậy, dứt khoát phải nhưvậy!
– Quan chú nghe cho rõ rồi thống nhất cao này: Đang làm việc, tựnhiê n
nó lăn đùng ra chết, đầu nó gục xuống bàn rồi chết, rõ chưa?


14

VI ĐỨC HỒI

– Vâng, nhưng cứp hải chết ở đây sao? Ta bảo nó chết ở đường có được
khôngạ?

– Không được, không được, vì đã có bao nhiêu người thấy ta đưa nó lên đồn làm việc rồi, nào là dân chúng, nào là mấy thằng đồng đội ởcù ng đồn ta, nào là trực ban cơ quan nó nhìn thấy hết rồi còn gì. Không được là không được. Vấn đề hóc búa nhất hiện nay là phải nhanh chóng làm

việc với quan khám nghiệm tử thi, làm sao khi khám nghiệm phải kết luận được nguyên nhân cái chết không phải do bị đánh mà có thể là bị sốc thuốc khi chích choác, bị cảm đột tử chẳng hạn, rồi thúc cho gia
đình chôn cất nhanh, thế là xong. Bọn dân làng các quan nói sao nghe
vậy, biết gì đâu, thôi yên tâm đi!
– Các quan trên, mình báo cáo thếliệu các quan có tin không ạ?
– Không tin cũng phải tin vì các quan có ở đây đâu mà biết, trong khi đó
phải tống tiền thật nhiều vào là xong hết.

– Vâng em thấy quan anh quả là cao kiến! Quả là cao kiến!
– Bây giờ đưa nó sang bệnh viện nói là cấp cứu tai nạn giao thông rồisẽ
báo cáo lên các quan trên. Phải bình tĩnh, lúc này phải hết sức bình tĩnh,
nghe chưa?
–Dạvâ ng ạ!
– Bây giờ chú ôm nó ngồi sau xe, anh cầm lái, đi dắt xe ra cổng sau,
không cho ai nhìn thấy. Rõ chưa?
–Dạ.
Quan Sát Dân vội ra dắt xe ra cổng sau, rồi lại quay vào phòng tâu:
–Dạt hưa quan anh! Cổng sau khóa rồi ạ.
– Tìm trực ban lấy chìa khoá mở!
–Dạvâng .

CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG
15

Trực ban mở cửa, hai quan khệ nệ bế người thanh niên ra xe, dựng người lên kẹpở giữa hai quan rồi nổ máy phóng ra cổng hậu. Vừa ra khỏi cổng, quan Sát Nhân dừng xe căn dặn người trực ban:
– Ông đừng báo cáo sếp vội, việc đó để tôi trực tiếp báo cáo.
– Vâng, người trực ban trảlời.
Trực ban đóng cửa rồi quay về gặp mấy người đồng độiở cơ quan bức
xúc thông báo:
– Này, hai thằng Sát Nhân và Sát Dân quả này chết chắc rồi các ông ạ!
– Sao vậy! Nói nghe nào!
– Hôm nay cả đội nghỉ, hai thằng cha này đi đánh lẻ, thấy đưa một

thằng lên đồn, chắc là hắn không chịu nộp phạt, bây giờ tự nhiên thấy hai thằng ôm nó sang bệnh viện cấp cứu, chẳng biết sống chết ra sao. Kỳ này hai thằng chó chết kia chết là cái chắc! Ăn lắm vào bị quả báo!
– Sao phải đi cấp cứu! Một ngườihỏi.
–Chắc là cãi vã nhau rồi đánh nó chứ sao! Xe máy nó còn đây này.
– Thôi chết rồi, chết chắc rồi! Cho nó chết! Hai thằng này nhiều người
căm phẫn nó lắmrồi, toàn đi ăn mảnh thôi.
– Quan trên bật đèn xanh cho nó đấy, không phải tự nhiên nó hoành
hành được thế đâu!

– Rõ là thế còn gì! Phen này nhiều thằng vạlâ y!
–Mặc mẹ chúng nó! Chết hết cho sướng, chẳng liên quan gì đến bọn
mình. Ai bảo ăn lắm vào! Đã thế thường ngày mặt nó vênh lên, lướt qua
lướt lại cơ quan, trông ngứa cả mắt.
–Từ ngày vào đội “săn bắt” hai thằng cha này thay xe xoành xoạch!
Cho mày chết! Đáng đời!

16
VI ĐỨC HỒI

– Này! Nó lại còn dặn tôi không được báo cáo các sếp, việc này đểnó
trực tiếp báo cáo. Các ông thấy thế nào?

– Sao thế được? Ông là trực ban, tất cảmọi việc xảy ra trong cơquan ông đều có trách nhiệm xử lý, báo cáo sếp. Sao đểngười khác báo cáo thay? Không được, ông phải báo cáo ngay đi, không là ông chết đấy!
–Thế thì tôi vào gọi điện báo cáo sếp ngay đây.
Người trực ban vào phòng trực bấm số máy gọi luôn cho sếp trưởng cơ
quan. Ở đầu kia quan sếp trưởng quát:
– Hôm nay cả đội nghỉ, ai sai chúng nó đi làm? Bọn này nó giết cả đơn
vị mình rồi! Gọi điện cho tất cả các sếp phó và các đội trưởng của đơn
vị lên họp ngay!
–Dạ vâng em gọi ngay ạ.

CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG
17
3
Người nữ thanh niên ngồi chờ lâu, sốt ruột, mở máy di động gọi
cho người nam thanh niên.
– Quái lạ, chuông reo mãi mà sao không chịu nghe! Người nữ thanh niên đi thẳng vào trong đồn.

– Đây, xe mình đây rồi mà sao người ở đâu nhỉ? Không khéo mấy bốrủ nhau đi nhậu nhẹt, đang vui, không thèm nghe điện thoại của mình rồi! Cánh đàn ông tệ quá! Đến giờ đi làm ca rồi, kệ thây anh ta!
Người nữ thanh niên tự nhủ, rồi phụng phịu quay ra bắt xe ôm về nhà.

*
Đến bệnh viện, hai quan Sát Nhân và Sát Dân bê người nam thanh niên lên thẳng phòng cấp cứu. Quan Sát Dân nói nhỏ với quan Sát Nhân:

–Này quan anh có tài ứng khẩu, từ nay mọi việc do quan anh phát ngôn nhé! Em ăn nói kém, lại không lanh lợi được như quan anh, em chỉbiết tuân theo quan anh thôi được không ạ?
–Rồi, yên tâm! Mọi việc cứ để anh lo, chú chỉbiết tuân thủ, cấm xen
vào!
–Dạvâ ng ạ
–Người này làm sao? Bác sĩ trực cấp cứu hỏi.
– Tai nạn giao thông, xin Bác sĩ ra tay cứu giúp! Quan Sát Nhân nói.
– Đưa nạn nhân lên bàn, ai là người nhà của nạn nhân?
– Không có ai ạ, chúng tôi là những người đang thi hành công vụt hấy
tai nạn xảy ra, chúng tôi với tinh thần “cứu người như cứu hoả” và thấm
nhuần lời dạy: “vì Dân phục vụ” nên chúng tôi đưa nạn nhân vào đây.


18

VI ĐỨC HỒI

Chúng tôi mong Bác sĩ ra tay cứu chữa. Bác sĩ yên tâm, tuy không có
người nhà nạn nhân ở đây nhưng chúng tôi xin chịu toàn bộ mọi phí tổn.
Quan Sát Nhân nói với giọng tụt huyết áp.
–Cảm ơn các anh. Thời buổi này mà có được những ông quan “vì dân”
như các anh thật là hiếm thấy! Các anh là người tốt, rất tốt nữa là đằng
khác!
– Ngành chúng tôi là nhưvậy. Cấp trên chúng tôi dạybảo chúng tôi như
vậy, hơn nữa chúng tôi đang thực hiện cuộc vận động lớn do triều đình
ban nên chúng tôi thấm nhuần lắm Bác sĩ ạ. Quan Sát Nhân liến thoắng.
– Thôi được rồi, cảm ơn các anh! Tôi thật buồn phải thông báo với các
anh rằng chúng tôi không giúp được gì cho nạn nhân nữa vì nạn nhân đã
chết rồi.

–Chị nói sao? Nạn nhân đã chết rồi sao?
– Vâng chết cách đây khá lâu rồi, bây giờ các anh tính thếnào ?
– Bây giờ chúng tôi đành phải phiền bệnh viện thôi. Gia đình nạn nhân
chưa có ở đây, biết làm sao được!
– Thôi được tôi sẽ báo cáo lãnh đạo bệnh viện đểgiải quyết.
Người Bác sĩ lên thẳng Ban giám đốc bệnh viện xin ý kiến. Lát sau Bác
sĩ quay lại thông báo:
– Bây giờmột người đại diện vào làm thủtục rồi đưa xuống nhà xác
chờ người nhà đến.
– V âng .

Quan Sát Nhân nhanh nhẩu theo sau Bác sĩ làm thủ tục. Xong xuôi hai quan người đằng chân, người đằng đầu đưa người thanh niên xấu số xuống nhà xác của bệnh viện.
Khi quay ra, hai quan chạm chán ngay quan đồn trưởng. Vẻ mặt tức
giận, quan đồn trưởng ra hiệu ra chỗ vắng rồi quát:


CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG
19


–Tụi bay giết ta, giết chết toàn đơn vịrồi! Bôi nhọhình ảnh trong sáng
của toàn ngành rồi! Phen này thì mọi thành tích của ta, của toàn đơn vị
ta quẳng xuống sông, xuống biển hết rồi!
Hai quan chắp tay cúi đầu xin quan đồn trưởng tha tội:
–Bọn em có tội, bọn em có tội!
–Tụi bay có chết tươi ngay lúc này ta cũng chẳng quan tâm, nhưng ta
đây năm nay là năm ta lên quân hàm, lên lương năm. Trên cân nhắc đề
bạt, tụi bay giết ta rồi, giết ta rồi!
–T hưa chúng em có lỗivớisếp vì chưa kịp báo cáo sếp. Chúng em định

thu xếp mọi việc tạmổn rồi sẽ báo cáo sếp. Thế mà thằng nào nó lại vượt mặt chúng em tin cho sếp ngay làm cho sếp quá lo lắng là điều không thể chấp nhận được, chúng em thành thật xin lỗi sếpạ!
–Tụi bay còn định không báo cáo ta phải không?
–Dạk hô ng ạ, tụi em chỉmuốn tự thu xếp tạm ổn rồi mới báo cáo sếp
thôi, chứ đâu dám không báo cáo ạ!
– Thôi việc đó để sau, bây giờtụi bay báo cáo ta nghe tụi bay đánh nó
chết như thế nào?


Quan Sát Nhân thưa:
–Dạ, thằng này nó đi xe không có mũ nón gì, tụi em tuýt còi kiểm tra
giấy tờ rồi ghi biên bản phạm lỗi, nó không chịu, nó chống lại người thi
hành công vụ. Tụi em mời nó lên đồn giải quyết. Trong khi lập biên bản
nó lăn đùng ra, tụi em tức tốc đưa sang bệnh viện cấp cứu, sang đến nơi
nó đã tắt thở.
Quan đồn trưởng điên tiết quát:
– Đến cả ta mà tụi bay còn báo cáo láo, huống hồngười khác. Tụi bay
có còn chút liêm sỉ nào không?
–Dạtụi em không dám báo cáo láo đâu ạ.Sựt hật nó là nhưt hế ạ.

20


VI ĐỨC HỒI
– Được rồi. Đã thế thì tụi bay khắc giải quyết lấy. Ta mặc kệtụi bay!
–Dạt hưa sếp, tụi em xin sếp ra tay cứu lấy bọn em. Sếp bảo thế nào em
cũng chịu. Tốn kếm bao nhiêu em cũng chịu. Em cắn cỏlạy sếp, mong
sếp thương bọn em mà cứu giúpạ.
– Ai sai tụi bay đi làm? Hôm nay cả đội nghỉcơmà!
–Tụi em xin đội trưởng, đội trưởng đồng ý ạ.
– Được rồi. Việc đó để xét sau! Bây giờcứt hống nhất nhưvậy đi đểrồi
tìm cách đối phó!
–Dạt hưa… thống nhất… thếnào ạ?

–T hống nhất nhưtụi bay nói chứ còn gì nữa! Là nó tựchết chứcò n
cách nào khác nữa!
–Dạ vâng, tụi em đội ơnsếp ạ!
– Ơn với huệ gì, việc đã đến nỗi này thì không còn là việc riêng của tụi
bay nữa mà là của toàn đơn vị, của toàn ngành chúng ta, hiểu chưa?
–Dạ, sếp nói rất ư là chí lí ạ. Quả là sếp có tầm nhìn xa, trông rộng và
hết lòng vì cấp dưới. Tụi em đời đời biếtơn sếp,ơn này sống để dạ, chết
mang theoạ...


– Đến giờ này mà tụi bay còn nói được thế à! Bây giờ đi mà lo hậu sự
đi!
–Dạ, lo nhưt hếnào ạ? Mong sếp chỉbảo tụi em. Tụi em bây giờk hô ng
còn biết gì nữa rồi, thưa sếp!
–Vềlấy tiền ra mà lo đút lót, hiểu chưa?
– Vâng, nhưng sếp ơi bây giờ lo nhưt hế nào? Tức là ý em muốn nói đút
lót cho những ai, số tiền thế nào cho hợp lýạ? Nói thật với sếp tụi em
cũng hoàn cảnh khó khănlắm. Cái bọn ác ý, độc mồm độc miệng nó cứ
tung tin, đồn nhảm rằng cánh bọn em hốt được nhiều tiền bạc lắm,
nhưng kỳ tình có đâu, thưa sếp!


CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG

21
–Cốgắng tối đa đi, ít quá người ta không vào cuộc là chết đấy! Trước
hết lo cho các quan khám nghiệm tử thi để người ta kết luận nguyên
nhân của cái chết không phải do bị đánh đập, hiểu chưa?
– Vâng, tụi em hiểu rồi ạ.
– Thôi về đi mà lo liệu cho sớm. Mọi việc còn lại đểt a.

Hai quan chào sếp đồn trưởng rồi phóng xe về đồn lấy xe riêng rồi mỗi người đi thẳng về nhà mình lo hậu sự theo lời sếp đồn trưởng dặn. Tại nhà quan Sát Nhân, hai vợ chồng đuổi bọn trẻ ra ngoài rồi thì thầm:
– ...tôi với thằng Sát Dân đã đánh nó chết...
–T rời ơi sao cái sốcủa tôi nó lại khổt hế này, đang yên, đang lành tai vạ
lại ập đến nhà tôi thế này hả trờiơi là trời!...
– Thôi tôi xin bà đừng làm ầm lên nữa. Việc đã đến mức này rồi kêu
nhiều khắc làm được gì! Bây giờ phải bàn tính lo hậu sự ngay. Bây giờ
bà đưa tiền cho tôi để tôi đi ngay mà lo liệu.
–T iền đâu mà lấy! Tiền tôi đem thả lãi hết rồi. Bây giờ không phải lúc
đòi! Nó có thì có giờhết đấy!


– Tôi không biết! Bà phải đưa tiền cho tôi ngay để còn lo việc!
– Bây giờ ông định lo liệu thế nào ông kể tôi nghe!
–T rước hết phải có tiền lo lót cho ba quan pháp y là ít, đểhọkết luận
thằng cha này chết không phải do bị đánh đập mà là do đột tử. Sau đó lo
lót cho các quan trong đồn ta, cảt hảy sáu người. Còn các quan trên nữa,
tôi tính cả rồi, tất tần tật phải đến hơn chục người. Cứ gọi là trăm triệu
đi đứt.
Quan bà giật thót mình:
–Lấy đâu ra lắm thế! Không có đâu! Không có là không có! Này tôi
bảo này, mình cứ trút tội cho cái thằng Sát Dân kia hết. Thế là xong, vì

22

VI ĐỨC HỒI
nó là thằng cầm cây đánh sau gáy làm chết người. Ông thì dính dáng gì!
Cùng lắm là người có liên quan thôi, ông hiểu chưa?
– Không được! Không được! Mình là thằng chịu trách nhiệm chính, là

thằng bóp cổ nó, là thằng thúc đầu gối vào bụng nó, làm nó lăn quay ra. Bây giờ chối bỏ, ai người ta chịu? Còn có tập thể, cơ quan điều tra kết luận chứ bà cứ làm như một mình bà muốn làm thế nào cũng được.
–Kệ ông! Ông muốn làm thế nào thì ông làm. Tiền đã vào nhà này thì
hết đường ra. Tiền đang sinh lãi, sinh lời không có chuyện mất đi được.
– Bà còn muốn để tôi hái ra tiền nữa không? Đợt này mà lo không xong
là đi đứt, không có chuyện ngày nào mẹ con bà cũng cứngồi nhà mà thu
tiền nữa đâu.

–L iệu lo được không! Hay chỉ ném tiền qua cửa sổ! Bọn quan các ông
bao nhiêu tiền cho vừa, thấy bở là cứ đào. Tôi còn lạ gì!
–Vợvới chả con, chỉbiết ngày nào cũng tra hỏi tiền bạc rồivơ vào, đến
khi gặp nạn thì bỏ mặc cái xác tôi. Thà tôi chết đi cho xong.
Bà vợ bực tức vào trong buồng mở tủ đi ra vứt cho một sập:
– Đây năm triệu đấy, cầm đi mà lo lót cho cái bọn khốn nạn kia! Thấy

người ta gặp nạn không thương, không giúp thì thôi lại còn bắt người ta cống nạp. Người gì mà người vậy, quan gì mà quan vậy! Cái xã hội này thật là thối nát!
– Thôi tôi xin bà, mình thì có trong sạch gì đâu mà đi nguyền rủa người
ta. Bà đưa tôi thêm đi, bằng này thấm tháp gì?

–C hỉ có thế thôi, còn lại thằng kia nó phải bỏ ra chứ, mình chỉ là phụ,
hiểu chưa? Nó là thằng đánh chết người nó phải lo! Ông dại lắm, lúc
này ông hết tỉnh táo rồi, ông cứ để tôi lo liệu. Bây giờ tôi phải lên đền
để xin các quan dưới âm phủ phù hộ độtr ì cho gia đình mình thoát được
cái nạn này. Tôi phải đi con đường này vừa kinh tế, vừa hiệu nghiệm,
chỉ tốn khoản một trăm là cùng.
– Thôi, để mai đi!

CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG
23


– Mai là mai thế nào? Tối, ít khách, khỏi chạm người quen. Với lại
mình mới có cơ hội để bày tỏ với các quan nhiều. Ông chẳng hiểu gì cả!
Ông đi lo việc của ông đi!
– Có bằng này tiền tôi lo sao nổi? Bà đưa thêm đi!
– Quái lạ! Tôi là tôi lo cho cái gia đình này chứ có lo riêng cho tôi đâu!
Ăn khôn nói dại, ông mà đi tù thì chẳng có thằng chó nào đi thăm hỏi
ông đâu! Tôi phải để tiền còn thăm nuôi ông chứ, ông hiểu chưa? Thôi
cứ cầm ngần ấy đã, có gì sẽ liệu sau.
Quan Sát Nhân cầm xấp tiền lặng lẽ ra khỏi nhà nổ xe ra cổng. Quan bà
gọi với theo sau:
– Này, tạp chí Người Đẹp ông đọc, để đâu rồi?
– Tìm trong giường khắc thấy. Giờ này mà còn đọc được báo với chí!
Thứ người ở đâu ra chẳng biết! Quan Sát Nhân lẩm bẩm.
*
Tại nhà của quan Sát Dân, hai vợ chồng đang thì thầm bàn với nhau.
– Bây giờphải tính sao đây em?
–Tất cả là do cái ông khỉ gió kia gây nên. Mình là người vạ lây, đểô ng
đứng ra mà lo liệu. Mình không hơi đâu mà nhúng vào.
– Nói thế không được! Bây giờ hai người cùng lo, có điều ông kia là
chính, nói thế còn có lý.
–L iệu có lo nổi không anh? Em chỉsợt iền mất tật mang thôi. Em nói

anh nghe, chắc chắn cái chức đi càn quét vơ vét của anh người ta sẽ không cho anh làm rồi, vì nhân cơ hội này nhiều thằng nó tìm cách hạ uy tín mình rồi nó thay chân mình là cái chắc. Anh phải tỉnh táo, việc lo lót phải cân nhắc kỹ. Mấy thằng cha sếp anh thì chẳng cần lót tay nhiều
đâu, vì đằng nào nó cũng không dùng anh nữa. Vảlại, nó cũng muốn
ẻm vụviệc đi đểk hỏi ảnh hưởng đến nó. Bây giờc hủyếu là các quan
pháp y kết luận cái chết là quan trọng nhất. Cứ để cho thằng cha Sát

24
VI ĐỨC HỒI


Nhânấy nó bỏ ra nhiều hơn mình. Không có chuyện bằng nhau đâu,
hiểu chưa?
– Anh hiểu rồi.
– Này, nhưng mà có khi mình chơi bài này biết đâu lại hay hơn đấy!

Này nhé, mình lo lót cho các quan sếp để chuyển toàn bộ lửa sang tay thằng cha Sát Nhân kia đi. Cùng lắm là mình chỉ là người liên đới trách nhiệm, vì nó tổ chức, nó cho lên đồn, nó hành hung, nó bóp cổ, nó thúc vào bụng vỡ bọng đái người ta... Anh thấy thế nào?
– Khó đấy… Được rồi, để anh xem cụt hểt hế nào rồisẽt ính.
– Vâng, anh cứ tính, nhưng theo em nghĩ mình bỏt iền ra nó phải được

việc, phải đáng đồng tiền bát gạo. Đúng không? Mình dồn toàn bộ tiền vào một sếp to nhất như trưởng đồn gì đấy để sếp lo cho mình, còn việc lo lót cho các quan khác, kể cả quan pháp y, mình mặc thây cho thằng cha Sát Nhân kia lo, thế có khi còn hay hơn, đấy anh xem!
– Không được đâu, việc chung vẫn phải đóng góp lo liệu, có thểmìn h
đóng góp ít đi nghe còn được.
– Thôi thế cũng được. Đây, có chục triệu, cầm đi mà lo liệu, phải tuỳcơ
màứng biến, nghe chưa?

CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG
25
4
ai quan điện thoại cho nhau, hẹn gặp nhau đểt hống nhất đối
tượng đút lót và mức lo lót. Quan anh Sát Nhân hỏi quan em
Sát Dân:
– Quan chú lo được bao nhiêu rồi?
Ái chà, thằng cha này chắc có ý đồ dò la rồi tìm cách lừa ta đây! Còn
lâu ta mới bị hố, hãy đợi đấy! Quan Sát Dân tự nhủ, rồi nhanh nhẩu đáp:
– Con vợ nhà em nó cho bên ngoại vay hết rồi, nó đưa cho em có ba
triệu bạc, còn quan anh?
Thằng này trông mới nứt mắt mà định lừa ta đây! Nó định đưa đẩy cho
ta chịu phần nhiều, khôn thế! Còn lâu nhé!

– Con vợ nhà anh nó cũng cho vay hết rồi, hôm nay nó vét hết tiền còn đi mua cho đứa con gái chiếc xe ga. Thế là hết nhẵn, anh vét hết cầm đi cũng được ba triệu bạc.
– Bây giờt iền không có, tính sao đây? Mấy triệu bạc không đủbữa
nhậu của các quan. Quan Sát Dân nói.
– Thôi hay là quan chú chạy tìm đâu vay nóng để lo việc, anh em mình
tính với nhau sau. Chú thấy thế nào?
– Em mới ra trường, chưa quan hệrộng, biết ai mà vay! Quan anh là
người công tác lâu năm ở đây, bạn bè, chiến hữu nhiều, vay tạm đâu chả
được vài chục đểxử lý công việc, xong xuôi anh em mình tính với nhau
có gì đâu mà ngại.
Biết ngay mà, thằng cha này tính bài khôn vặt đây! Còn lâu mới qua
được mắt tao con ạ! Quan anh lẩm bẩm. Bây giờ tính sao đây? Nó cũng

không phải thằng vừa. Kiểu này không dễ lừa được nó! À hay là bảo nó cầm chiếc xe máy của nó lấy tiền đã rồi hãy tính sau! Được lắm, thử ra chiêu này xem!
H

26
VI ĐỨC HỒI

– Theo anh bây giờ hai anh em mình cắm tạm một xe đểlấy tiền trang
trải, một xe để đi tạm, nếu thiếu ta cắm tiếp xe còn lại, chú thấy thế nào?
– Đếnnước này thì đành phải thế thôi chứbiết làm sao nữa!
–Cắm xe của chú trước nhé?
– Sao lại xe của em?
– Xe chú được giá hơn xe của anh. Có gì nếu thiếu sẽcắm xe anh sau.
Chú yên tâm đi, không đi đâu mà thiệt.

Quan em Sát Dân còn đang lưỡng lự, quan anh Sát Nhân được đà nói
tiếp:
– Anh nói với chú rõ ràng thế này: Tất cảmọi chi phí cứ chia đôi sòng
phẳng. Như thế là tôi xuống thang với chú lắm rồi, vì chính chú là người
đánh nó chết. Nhưng thôi anh em mình lúc sa cơlỡbước giúp nhau, hơn
thiệt không tính nữa. Được chưa?
– Ông nói thế mà nghe được à? Chính ông mới là người chịu trách
nhiệm hoàn toàn về vụ này! Ông mà nói lần nữa tôi bỏ mặc xác ông,
muốn đến đâu thì đến! Quan Sát Dân nổi khùng.
– Thôi, thôi anh lỡlời, chú bỏ qua cho anh. Bây giờ ta bàn cụt hể đi vào

từng vấn đề: Thứ nhất cắm chiếc xe của em trước; thứ hai thống nhất lo lót cho ai. Theo anh, ta đưa cho ông phụ trách khám nghiệm tử thi năm triệu, hai người đi theo mỗi người hai triệu, sếp trưởng đồn năm triệu, ba sếp phó đồn mỗi người hai triệu, còn sếp đội trưởng, đội phó của mình thì thôi, người nhà cả có gì tính sau. Chú thấy thế nào?

– Tùy quan anh quyết, em thế nào cũng được.
–Vậycứt hống nhất thế nhé, được không?
– Vâng được.
– Em đềng hịt hế này: Em thì cứ nói thẳng, nói thật, nghĩ sao nói vậy,
mất lòng trước, được lòng sau. Bây giờ đưa xe em vào hiệu cầm đồ

CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG
27

cắm, được bao nhiêu chia đôi, anh nửa, em nửa, tất cả đưa vào chi phí chung. Chiếc xe của em hai tháng trước em mua tất cả chi phí vào bốn mươi triệu, bây giờ anh viết một giấy vay tiền của em là hai mươi triệu, thống nhất thế được thì mang xe em đi cắm.
– Này xe chú mua có hơn ba chục triệu, mà nay lại lên giá bốn mươi
triệu. Tính gì mà kỳ cục vậy?

– Quan anh không tính cho em tiền đóng thuế, tiền mua biển đẹp, tiền khao anh em trong đội, trong cơ quan, họ hàng thân thích sao? Nếu quan anh so đo thế thì lấy xe anh cắm trước vậy.
– Đấy là tôi nói thếc hứ chú tính sao tôi chịu vậy chứbiết làm sao bây
giờ! Thôi bốn mươi thì bốn mươi, tôi đồng ý. Thôi đi nhanh, xong việc
còn tìm cái gì đút vào bụng, đói lảngườihết rồi đây này!
Chợt nhớ ra một việc quan trọng, quan Sát Nhân nói nhanh:
– À này! Chú cũng bảo vợ chú đi đền xin các quan phù hộ độ trì cho
chúng ta đi! Vợ tôi giờc hắc đi rồi đấy! Nếu đi thì điện cho vợ tôi, hai
chị em cùng đi để khấn cho thiêng. Lên đền giải oanở ngay làng tôi cho
tiện, mà cũng thiêng lắm đấy!
–Vậy hả! Em điện cho vợ em đi luôn. Thôi thì “thuốc tra, ma cầu”, các
cụ nói rồi.
Quan Sát Dân lôi chiếc điện thoại di động ra bấm:
– Này em! Vợ anh quan Sát Nhân đi lên đền giải oan đểcầu xin tai qua
nạn khỏi rồi đấy. Em chuẩn bị đến đó ngay đi!

Phía đầu bên kia đáp nhanh nhảu:
–Vâng, em đi ngay đây.
Hai quan Sát Nhân, Sát Dân phóng xe đi thẳng vào hiệu cầm đồ, ngã giá

chiếc xe máy của quan em Sát Dân hai nhăm triệu. Quan Sát Nhân viết tốc ký tờ giấy vay tiền hai mươi triệu rồi đưa cho quan em Sát Dân. Bụng đói cồn cào vì mọi ngày giờ này nó được các loại „khách quý”,

28
VI ĐỨC HỒI

nào là rượu ngon, bia có hạng, các món đặc sản tuôn vào nó đã thành
thói quen bấy lâu nay.
Bỗng có chuông điện thoại. Quan Sát Nhân mở máy. Phía bên kia tiếng
của quan sếp đồn trưởng:
–Tụi bay đang nhậu nhẹt ở đâu?
–Khô ng ạ! Tụi em đang trên đường đến đồn đểgặp sếp đây. Giờnà y
tụi em còn bụng dạ nào mà ăn với uống nữa, thưa sếp!
Hai quan tức tốc phóng về đồn gặp sếp đồn trưởng.
*

Vợ quan Sát Dân nhận được điện của chồng rồi tự lẩm bẩm: Cái con mẹ vợ tay Sát Nhân tham lam, xấu xa, thối nát kia định đi một mình cầu khấn cho chồng thoát tội chứ gì! Lại định trút hết tội nợ lênđầu chồng ta chứ gì! Được rồi, để xem “mèo nào cắn mỉu nào”nhé! Đứa này
không thèm đi cùng mày đâu nhe! Đứa này đi một mình nhé! Đứa này
không thèm lên cái đền giải oan bé nhỏ kia đâu nhé! Đứa này lên hẳn

chùa lớn nhấtở vùng này gặp các quan to nhất để mà cầu xin nhé! Nói rồi thị ta gọi điện thoại cho cô em gái của thị đến nhà thị cùng đi rồi tức tốc chuẩn bị đồ cúng tế .
Trong khi đó vợ quan Sát Nhân đã có mặt ở đền giải oan. Thị ta đếngặp
người viết sớ:
–Dạ tên con: Ấu Thị Tham Lam. Con ở làng này, xã này ạ. Dạc hồng

con là Cảnh Sát Nhân, hiện vẫn đang ở với con ạ. Con xin được giải oan cho chồng con. Chả là chồng con hiện đang bị oan khúc, đang gặp vận hạn to lớn lắm ạ. Con xin được các quan ra tay cứu giúp để chồng con tai qua nạn khỏi...

–Chỉt hế thôi gì? Người viết sớhỏi.
–V âng ạ.
– Có những lễvật gì mang theo?

CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG

29

–Dạ, con có xôi thịt, có gà luộc, có oản, có bánh kẹo, có vàng bạc, đô
la, có nhà lầu, ô-tô, xe máy loại xịn, có cả hoa hậu thế giới, hoa hậu
trong nước nữaạ.
– Sao lại có cả hoa hậu thếg iới với hoa hậu trong nước vào đây?
–Dạt hưa, cứviết thế cho con ạ.
–Rồi viết đầy đủrồi.
–Dạ bao tiền ạ.
–Mười nghìn
– Sao đắt thế ạ?
– Giá chung rồi, ai cũng thế.
–Dạ thôi đang vội, với lại đang có việc cần nên con không tiện mặc cả,
lần sau con không chịu giá này đâu.

Nói rồi thị xồng xộc đi tìm sư thầy để cúng tế.
–Dạt hưa thầy, con nhờsưt hầy cho gọi các quan lên con gặp ạ.
Sư thầy ở đền này đã lâu, biết rõ đích thực về thị.
–Gặp các quan có việc gì mà khẩn thiết vậy?
–Dạkhẩn thiết lắm ạ. Chả là chồng con đang bịo an ức, con muốn kêu
các quan giải oan cho chồng con ngay lập tức, ngay bây giờ ạ.
–Rồi, nói tên cô, chồng cô, địa chỉ hai người.
–Dạ con là Ấu Thị Tham Lam, chồng con là Cảnh Sát Nhân. Con ở
làng này, xã nàyạ.
– Cô thường xuyên đi đền, tôi biết rồi, còn chồng cô?
–Dạchồng con cũng ởvới con luôn ạ.

30
VI ĐỨC HỒI

– Có những vật lễg ì?
–Dạ có đủ các thứ... Dạ đây... Nào là... Con vừa sắm ở hàng mã xong.
Tất cả hết những gần ba chục nghìn đấyạ.
Vừa nói, thị ta vừa xếp ra đặt lên bàn.
Sư thầy bắt đầu kêu các quan:
– Na mô A zi đà phật, na mô a zi đà phật... Hôm nay vợc hồng Cảnh Sát
Nhân ở... lên đền kêu oan. Vợ chồng tín chủ có tiền, vàng, có mô-tô, xe
hơi hạng xịn, có rượu ngoại có bánh kẹo hạng sang, có, có... Gà, xôi
đâu?
–Dạ mai có ạ.
–Có gà, xôi (mai có), có...
Quay sang mụ Ấu, sư thầy hỏi:
–Oan ức gì?
–Dạuẩn khúc lắm ạ. Thầy cứgọi các quan lên để con trực tiếp trình
bày mới hết nhẽ đượcạ.

– Thôi được, bây giờ gieo quẻ.
Hai đồng xu quay leng keng trên chiếc đĩa. Thầy phán:
– Các quan đang bận chưa nghênh tiếp được, hình nhưvật lễc hưa đủ!

Thôi chết! Chưa có tiền tươi, chỉ toàn tiền âm phủ. Thị móc trong túi mấy đồng tiền lẻ rồi đưa lên bàn. Sư thầy nhìn thấy trên bàn đặt năm nghìn tiền lẻ, thầm nghĩ: Đồ keo kiệt! Lần nào lên đền cũng thế, chỉ bỏ
ra hai, ba nghìn mà đòi lấy công danh, tiền tài, sống lâu, hạnh phúc...
Của đâu rẻ thế!
Rồi thầy tiếp tục gieo quẻ:
–Lần này các quan cười, ý các quan không muốn tiếp.

CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG
31


Đúng là đồ quan liêu! Chẳng khác gì quan trên trần. Chúng nó tha hóa
hết. Thế này thì chỉ có chết Dân thôi. Thị thầm rủa.
Tiếp tục gieo quẻ, thầy lắc đầu phán:
– Các quan vẫn cười và lắc đầu. Sao thếnhỉ? Chắc có gì làm quan phật
ý đây? Mọi người khác nhiều lắm xin đến lần thứ ba là được. Thôi thế

này vậy: Tôi đưa cô xuống dưới âm phủ để trực tiếp gặp các quan, ở đó cô cần gặp ai nữa thì chỉ việc kêu họ tên, nơi cư ngụ của họ lúc cònở trên trần là gặp được ngay.
– Vâng thế cũng được ạ.
Sư thầy chắp tay lẩm bẩm một lúc rồi phán:
– Được rồi, bây giờ có gì oan khúc thì trình đi! Trình xong thì tựg ieo
quẻ.
Thị chắp tay lạy rồi lẩm bẩm khấn cốt cho Phật nghe được:
–Dạ con na mô A zi đà phạt, con na mô A zi đà phật. Con là Ấu Thị
Tham Lam, chồng con là Cảnh Sát Nhân, ngụ tại... Hôm nay con đến
đây mang theo tiền vàng, bánh kẹo, hoa quảxịn, rượu tây, xôi gà (mai

có), có ô-tô, xe máy hạng sang, có nhà cao tầng... để cống nạp các quan, mong các quan phù hộ, độ trì cho chồng con tai qua, nạn hết. Sự thể là chồng con, Cảnh Sát Nhân đang đi làm việc cho dân, cho nước. Trong
khi đang thi hành triệt đểnhiệm vụ thiêng liêng của mình, có một thằng
ranh con nó tên là... , quêở..., chống lại người thi hành công vụ (tức là
chống lại chồng con). Chồng con gọi nó lên đồn để giải quyết vụ việc.
Trong khi đang lập biên bản, nó đứng phắt dậy hành hung chồng con.

Hai người đang xô đẩy nhauở trong phòng làm việc, người đệ tử cho chồng con tên là Cảnh Sát Dân, ngụ tại... tức quá không nén nổi nên đã cầm gậy phang vào gáy nó. Thế là nó lăn quay ra chết. Bây giờ cái thằng Cảnh Sát Dân đó nó đổ tội lên đầu chồng con, nó bắt chồng con phải cùng chịu bồi thường và cùng chịu tội. Thưa các quan! Chồng con là người hiền lành, tử tế, sống có trước, có sau, không bao giờ làm điều ác. Con thấy nếu chồng con cùng chịu tội như cái thằng khốn nạn Sát Dân kia là bất công, là oan uất lắmạ. Hôm nay con mang theo những đồ

32

VI ĐỨC HỒI

vật quý giá cống nạp cho các quan, mong các quan bênh vực cho chồng con thoát cái tội giết người, mọi tội lỗi trút hết lên đầu thằng Sát Dân kia, và cầu xin các quan bịt mọi đường để cái thằng chết yểu kia không
còn đường mà về cõi trần này nữa. Các quan cứ ra chặn đường làm như

chồng con vẫn làm thì nó hết đường về được. Con là con lo cho dân, cho nước vì nó về thể nào nó cũng lại chống người thi hành công vụ cho mà xem. Nó lại tìm chồng con khi đang làm việc cho nước, cho dân nó lại chống. Nếu cứ vậy thì có hại cho dân, cho nước lắm. Các quan ra
tay, được thế con xin đa tạ.
Tay thị cầm hai đồng xu lên khấn:
– Con lạy các quan, bằng tấm lòng thành của con, con đã tiến quan

nhiều tiền và đồ vật quý giá và con đã cầu xin các quan rồi. Các quan rộng lòng, ra tay cứu giúp chồng con qua được vận hạn này thì cho quẻ, con xin các quan, con xin các quan.
Nói rồi thị tự gieo quẻ. Hai đồng tiền quay tít trên đĩa. Vừa đổ xuống,
Sư thầy phán:

– Không được, hai đồng sấp, âm hết, gieo lại đi.
– Con na mô A zi đà phật, con... Thị gieo tiếp. Sưthầy lại phán:
– Hai đồng ngửa, tức là dương hết, không được. Gieo lầnnữa đi.
Mồ hôi thị toát ra. Người tự nhiên run lên:
– Con na mô A zi đà phật, con... con...
Rồi thị gieo tiếp lần ba. Sư thầy phán:
–Lại âm cả, thôi cô về đi đền khác đi. “Bụt chùa nhà không thiêng” rồi.
Cô là người ở đây, chắc các quan biết rõ về cô, về người chồng của cô
nên khó lòng vượt mặt các quan lắm.
–Vậy để con khấn thêm việc này nữa. Xong rồi con về.
Thị lại tiếp tục lẩm bẩm:

CHUYỆN THẬTỞ XỨ C CÒNG

33
– Con an mô A zi đà phật, con na mô A zi đà phật. Con xin các quan,

con là... ngụ tại... Con xin các quan cho con được gặp người có tên... ngụ tại... là người vừa từ cõi dương về với cõi âm, người mà chống người thi hành công vụ, người mà hành hung chồng con rồi bị tên Cảnh
Sát Dân đánh chết đó. Con na mô A zi đà phật, con...
Khấn xong, thịẤu bèn nói luôn, như thể sợ mất một cơ hội hiếm hoi:
– Ối giời ơi em ơi! Em chết oan, chết uổng thế này chịt hương xót lắm

emơi! Hôm nay chị chuẩn bị đầy đủ tiền, vàng, mô-tô, nhà lầu xe hơi, xe máy hạng xịn để cho em. Chị biết vừa chânư ớt, chân ráo xuống dưới này em thiếu thốn nhiều thứ lắm, thế nên thương em, chị sắm cho em không còn thiếu thứ gì trên đời này. “An cư thì mới lạc nghiệp”, em cứ
yên tâm định canh, định cư ởdưới này. Chịmới xuống âm phủmột lúc

thôi mà chị đã thấy mê tít rồi. Chị mà tìm được đường đi thì chị cũng xuống đây luôn cho đỡ bon chen, ganh ăn, tị ở như cái cõi trần trên kia. Chị biết em chưa có vợ, mới có người yêu phải không? Thôi cắt đi, chị gửi xuống cho em một đứa hoa hậu thế giới đời chót, một hoa hậu, hai á hậu trong nước vừa thi xong cho em, để hầu hạ em dưới này. Em xem chọn một đứa làm hoàng, còn lại cho nó làm á phi. Vậy là em còn sướng hơn các bố “đầy tớ” ở trên kia rồi đấy, phải không? Thôi cứ ở đây mà hưởng thụ sung sướng nhé, đừng tìm đường về quậy phá nữa nhé! À mà này emơi! Em sống khôn, chết thiêng,ở dưới âm phủ này hãy phù hộ
độ trì cho gia đình chị nhé! Phù hộ cho chồng chị trút bỏmọitội lỗi cho

cái thằng khốn nạn kia, cái thằng mà nó cầm gậy phang cho em đi đời nhà ma ấy. Được thế chị suốt đời biếtơn em, thi thoảng vài năm một lần chị thắp cho em nén hương để lấy đường đi lại.
Thị ta nói một thôi, một hồi rồi đốt vàng, đốt hình mấy cô hoa hậu đăng
trên tập san Người Đẹp, bỏ qua công đoạn gieo quẻ, tiến thẳng về nhà.


No comments: